Tin tức, Tin công nghệ

Lập trình PLC là gì? Nguyên lý hoạt động, Cấu trúc và Ứng dụng trong đời sống

06/08/2022
Thiết kế Lập trình PLC

Thiết kế Lập trình PLC hiện nay được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống, cụ thể là trong ngành công nghiệp máy móc như máy in, máy đánh sợi, máy chế biến thực phẩm, máy cắt,…Vậy nó là gì? Nguyên lý hoạt động, Cấu trúc và ứng dụng trong đời sống như thế nào? Cùng BINH DUONG AEC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thiết kế Lập trình PLC

Thiết kế Lập trình PLC là gì?

Programmable Logic Controller (Viết tắt là PLC) là thiết bị điều khiển có thể lập trình được, thiết bị này có khả năng thực hiện tốt các thuật toán logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Thiết kế lập trình PLC là thuật ngữ chỉ người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện logic. Các sự kiện này có thể được kích hoạt từ các tác nhân kích thích vào PLC hoặc thông qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm trong lập trình.

PLC hoạt động bằng cách quét các trạng thái trên ngõ ra và ngõ vào, nếu có sự thay đổi ở ngõ vào thì ngõ ra sẽ thay đổi theo, dựa theo cách Thiết kế Lập trình PLC mà người sử dụng đưa vào.

Nguyên lý hoạt động của PLC

nguyên lý hoạt động plc

Xem thêm :

Dựa theo thuật toán logic được lập trình sẵn, khi thiết bị được kích hoạt (chủ yếu là trạng thái ON hoặc OFF do điều khiển vật lý từ bên ngoài), một bộ điều khiển lập trình sẽ thực hiện chương trình lặp (vòng lặp) được cài đặt sẵn, sau đó chờ các tín hiệu xuất hiện ở đầu vào và xuất tín hiệu ra đầu ra.

PLC được tạo ra nhằm khắc phục các nhược điểm thường gặp ở bộ điều khiển bằng Relay. Cụ thể, ưu điểm của PLC như:

  • Dễ dàng lập trình, ngôn ngữ lập trình cũng dễ học, thường là Ladder hay State Logic[1]
  • Kích thước gọn nhẹ, dễ sửa chữa hay bảo quản
  • Dung lượng bộ nhớ thường lớn để có thể lưu những chương trình logic phức tạp
  • Hoạt động ổn định trong môi trường công nghiệp
  • Dễ dàng kết nối với các thiết bị thông minh hiện nay như máy tính, nối mạng, các modul mở rộng khác.
  • Giá thành hợp lý.

Cấu trúc cơ bản của PLC

Hầu hết các PLC hiện nay đều bao gồm 3 thành phần chính, đó là:

  • Bộ nhớ chương trình RAM, có thể mở rộng với một số bộ nhớ ngoài EPROM
  • Bộ vi xử lý kèm cổng giao tiếp để ghép nối PLC và các thiết bị khác
  • Các module vào/ra.

Thông thường, một bộ PLC hoàn chỉnh thường là đi kèm với một đơn vị lThiết kế Lập trình PLC bằng tay hoặc là máy tính. Hầu hết trong nhiều trường hợp thì các đơn vị lập trình đơn giản đều đủ RAM để lưu chương trình hoặc update khi cần.

Khi chương trình được kiểm thử hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng thì mới truyền từ máy tính sang PLC.

Các PLC lớn hiện nay đa phần đều lập trình trên máy tính, điều này hỗ trợ tốt hơn cho việc viết chương trình, đọc và kiểm tra chạy thử. Hầu hết các đơn vị lập trình đấu nối với thiết bị PLC thông qua cổng RS232, RS422, RS485,…

Về module xuất nhập (I/O Module)

  • Module nhập (input module) thường được đấu nối với công tắc, nút ấn, bộ sensor,…nhằm mục đích điều khiển từ chương trình bên ngoài.
  • Module xuất (Output module) thường được nối với các tải ở đầu ra như là cuộn dây relay, contactor, đèn báo tín hiệu,…

Hệ thống bus truyền tín hiệu gồm nhiều đường tín hiệu song song, như:

  • Address buss: mục đích là để chọn địa chỉ trên các khối khác nhau
  • Data bus: Truyền dữ liệu từ khối này tới khối khác
  • Control buss: Giúp truyền tín hiệu định thì và điều khiển nhằm đồng bộ các hoạt động trong PLC

Ứng dụng Thiết kế Lập trình PLC trong đời sống

ứng dụng plc trong cuộc sống

Trong ngành công nghiệp hiện đại, chúng ta thường bắt gặp PLC xuất hiện trong hệ thống tự động hóa như cấp nước, đóng gói, giám sát dây chuyền sản xuất, xử lý nước thải.

Chẳng hạn, PLC sử dụng trong công nghệ điều khiển cánh tay Robot giúp gắp phôi từ băng tải và đặt vào bàn gia công của máy CNC, hoặc điều khiển Robot đổ vật liệu vào băng tải, thực hiện công việc đóng hộp, dán tem nhãn, vận hành hệ thống báo động,…

Trong đời sống, nhất là trong ngành công nghiệp máy móc, PLC được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Chúng ta có thể thấy PLC xuất hiện thường xuyên trong lĩnh vực máy in, máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, vận hành hệ thống ép cám viên thức ăn chăn nuôi,…

Chúng ta có thể thấy sự xuất hiện PLC trong đời sống hàng ngày, như:

  • Hệ thống xử lý hóa học, chế biến thực phẩm trong ngành chế biến
  • Hệ thống nâng vận chuyển
  • Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông
  • Hệ thống tự động quản lý bãi đỗ xe
  • Hệ thống báo động trong tòa nhà, gia đình,…

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về thiết kế lập trình PLC, nguyên lý hoạt động, cấu trúc cơ bản và ứng dụng trong đời sống hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn giải pháp miễn phí về tự động hóa, liên hệ ngay BINH DUONG AEC để được trợ giúp, HOTLINE 0931.101.388

BINH DUONG AEC

Địa chỉ văn phòng: 87-89 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ xưởng sản xuất: Lô 25-D14, LK Geleximco, Hà Đông, Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/BinhDuongAECb

Email: info@binhduongaec.com.vn

BÌNH DƯƠNG – MANG LỢI ÍCH ĐẾN VỚI KHÁCH HÀNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất của binh duong AEC

Liên hệ tư vấn với chúng tôi!

Bài viết liên quan