Tin tức, Tin công nghệ

IIoT là gì? Ứng dụng IIoT trong công nghiệp sản xuất

22/05/2022
mAAAAAElFTkSuQmCC

IIoT LÀ GÌ?

Industrial Internet of Things (IIoT) là một phần của khái niệm lớn hơn có tên là Internet of Things (IoT). IoT là việc kết nối các thiết bị, máy tính, đối tượng để thu thập và chia sẻ một lượng lớn dữ liệu. Dữ liệu này sẽ được gửi tới một dịch vụ đám mây tập trung, nơi nó tổng hợp dữ liệu  và chia sẻ với người dùng cuối theo cách hữu ích cho họ. IoT sẽ tăng việc tự động hóa trong nhà ở, trường học, cửa hàng và nhiều ngành công nghiệp.

iiot vector image

IIoT còn được gọi là Công nghiệp 4.0 là việc ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp sản xuất. IIoT sẽ cách mạng hóa việc sản xuất nhờ việc thu nhận và truy cập vào nguồn dữ liệu khổng lồ với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn nhiều trước đây. Nhiều công ty tiên phong đã áp dụng IIoT bằng cách sử dụng các thiết bị có kết nối mạng và trí tuệ nhân tạo trong nhà máy.

IIoT được kích hoạt bởi các công nghệ như an ninh mạng, big data, điện toán đám mây, edge computing, robot tiên tiến, M2M, công nghệ RFID, in ấn 3D, công nghệ di động, Internet của sự vật, và máy tính nhận thức.

Dưới đây là 5 thứ quan trọng nhất để kích hoạt IIoT:

  • Hệ thống vật lý không gian mạng (CPS): Nền tảng công nghệ cơ bản cho IoT và IIoT, là công cụ hỗ trợ chính để kết nối các máy vật lý đã bị ngắt kết nối trước đó. CPS tích hợp tính năng động của quy trình vật lý với các phần mềm và truyền thông, cung cấp các khái niệm trừu tượng và mô hình hóa, thiết kế và phân tích.
  • Big data: Phân tích dữ liệu lớn là quá trình kiểm tra các tập dữ liệu lớn và đa dạng hoặc dữ liệu lớn.
  • Điện toán đám mây: Các dịch vụ và tài nguyên CNTT có thể được tải lên và truy xuất từ Internet thay vì kết nối trực tiếp với máy chủ. Các tệp có thể được lưu trên các hệ thống lưu trữ dựa trên đám mây thay vì trên các thiết bị lưu trữ cục bộ.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine learning: AI là một lĩnh vực trong khoa học máy tính, trong đó máy móc thông minh được tạo ra hoạt động và phản ứng như con người. Machine learning là một phần cốt lõi của AI, cho phép phần mềm dự đoán chính xác hơn kết quả mà không được lập trình rõ ràng.
  • Edge computing: Một mô hình điện toán phân tán giúp lưu trữ dữ liệu máy tính gần hơn với vị trí cần thiết. Trái ngược với điện toán đám mây, điện toán cạnh đề cập đến xử lý dữ liệu phi tập trung ở rìa mạng. Internet công nghiệp đòi hỏi nhiều hơn một kiến trúc edge + đám mây chứ không phải tập trung hoàn toàn trên điện toán đám mây; để chuyển đổi năng suất, sản phẩm và dịch vụ trong thế giới công nghiệp.

LỢI ÍCH CỦA IIoT

Đối với ngành sản xuất, những lợi ích của IIoT đã giúp các nhà máy từ truyền thống sang công nghiệp hóa – hiện đại hóa thông qua các quy trình hợp lý hóa và tối đa hóa năng suất sản xuất. Sau đây là những lợi ích mà IIoT đã đem lại:

  • Máy móc và mạng lưới thiết bị thông minh hơn, cho phép các tổ chức truy cập nguồn dữ liệu khổng lồ, kết nội mọi người, dữ liệu, quy trình từ các nhà máy tới người quản lý, đồng thời phát hiện và giảm thiểu tối đa rủi ro và sự chậm trễ, giúp nâng cao hiệu suất.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu tốt hơn giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của công ty.
  • Cắt giảm chi phí nhờ vào các khoản bảo trì có thể xã định trước, mức độ an toàn cao và nhiều tiêu chí hiệu quả về vận hành khác.
  • Giúp tổ chức quản lý hiệu quả hơn, có thể bảo vệ an toàn cho công nhân; tăng năng suất và giảm chi phí vận hành liên quan.

ỨNG DỤNG IIoT TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT

Ứng dụng giải pháp IIoT trong sản xuất công nghiệp có hạ tầng bao gồm những cảm biến, các hệ thống mạng và phần mềm,… Máy móc trở nên thông minh hơn nhờ được gắn những cảm biến; được kết nối internet và liên kết với nhau qua một hệ thống để có thể tự động nắm bắt toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định; con người có thể “tương tác – giao tiếp” với thiết bị, máy móc thông qua màn hình cảm ứng HMI. Các thiết bị trong sản xuất làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua đám mây; các cảm biến có cơ cấu hoạt động và điều khiển cho phép máy móc liên kết với nhau; liên kết đến các hệ thống mạng khác và thông qua màn hình giao diện để giao tiếp với con người.

bo dieu khien nhiet do omron e5c

Cảm biến Omron

Có nhiều cách tiếp cận để tự động hóa và số hóa nhà máy. Thông thường chủ nhà máy sẽ đầu tư vào việc mua các cảm biến, màn hình cảm ứng; hệ thống mạng và phần mềm để quản lý độc lập. Tuy nhiên, IIoT cho phép giám sát từ xa và mô hình doanh nghiệp mới khuyến khích sự hợp tác và có thể đầu tư mà không cần nhiều vốn.

man hinh cam ung iiot hmi flexem

Màn hình cảm ứng IIoT HMI Flexem

Trong đó, IIoT HMI hay còn gọi là màn hình cảm ứng là một thiết bị không thể thiếu góp phần đẩy nhanh quá trình tự động hóa các công đoạn cũng như các quy trình sản xuất phức tạp và khó đòi hỏi độ chính xác cao. Chính vì vậy, HMI được ứng dụng bởi rất nhiều nhà máy, công ty sản xuất, tổ chức công nghiệp, giúp tương tác giữa con người – máy móc và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp của họ. Ví dụ như các ngành dầu khí, năng lượng, chế tạo, ngành nước, vận tải,… HMI giúp tối ưu hóa quy trình công nghiệp bằng cách số hóa và tập trung hóa dữ liệu cho người xem. Bằng cách tận dụng HMI, các nhà khai thác có thể thấy thông tin quan trọng được hiển thị trong biểu đồ hoặc bảng điều khiển kỹ thuật số, quản lý cảnh báo và kết nối với các hệ thống SCADA và MES, tất cả thông qua một bảng điều khiển.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Để được tư vấn các giải pháp miễn phí về tự động hóa, vui lòng liên hệ HOTLINE 0931.101.388

BINH DUONG AEC

Địa chỉ văn phòng: 87-89 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ xưởng sản xuất: Lô 25-D14, LK Geleximco, Hà Đông, Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/BinhDuongAECb

Email: info@binhduongaec.com.vn ​

BÌNH DƯƠNG – MANG LỢI ÍCH ĐẾN VỚI KHÁCH HÀNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất của binh duong AEC

Liên hệ tư vấn với chúng tôi!

Bài viết liên quan